MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CƯỜNG A

           Sau 3 năm triển khai mô hình trường học mới VNEN. Trường Tiểu học Phú Cường A đã phát huy được những hiệu quả tích cực, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Qua đó tạo bước đột phá trong cách dạy, cách học truyền thống cho cả giáo viên và học sinh, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại.
           Trong năm học này, trường tổ chức cho 06 lớp dạy học theo mô hình trong đó có 02 lớp khối Hai, 02 lớp khối Ba, 02 lớp khối Bốn. Những ngày đầu, để thay đổi được cách học, cách dạy truyền thống, giáo viên đã gặp không ít khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, đa phần học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhiều em còn chậm trong việc phát triển ngôn ngữ tự nhiên, học sinh chưa quen với phương pháp học mới. Không ngại khó khăn, đội ngũ giáo viên của trường bắt tay vào làm việc với lòng nhiệt huyết của mình, qua đó phát huy tính ưu việt của mô hình VNEN mang lại”.

Untitled
           Học sinh lớp Bốn/1 – Trường Tiểu học Phú Cường A trong hoạt động thảo luận trong giờ học môn tiếng Việt.
         Các em học sinh được cùng nhau thảo luận, bàn bạc và thống nhất trong nhóm, được phát biểu ý kiến trước toàn thể lớp học và thầy cô về bài học. Tiết học diễn ra trong không khí vui vẻ và đạt hiệu quả cao. Do đã quen với cách học mới nên học sinh hoàn toàn làm chủ giờ học, Thầy cô giáo là người hướng dẫn, giúp các em tiếp nhận kiến thức đúng hướng, khoa học, các em ai cũng cảm thấy hứng thú, say mê với môn học.
           Trước đây với mô hình học cũ học sinh đôi khi thụ động với môn học. Giờ đây với mô hình học VNEN học sinh được rèn luyện kỹ năng học và làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều hành quản lý nhóm và hơn nữa là khả năng tự tìm tòi và sáng tạo trong giờ học. Đó là những yếu tố quan trọng để hình thành kỹ năng tự học cho học sinh. Ngoài ra, học sinh được tiếp thu nhiều ý kiến của các bạn trong nhóm, được tranh luận, giải đáp, bày tỏ những suy nghĩ của bản thân với các thành viên của nhóm. Cùng với đó, thành lập hội đồng tự quản của lớp để các bạn trong lớp có thể cùng chia sẻ, hỗ trợ những bạn còn khó khăn cùng nhau vươn lên trong học tập và xây dựng lớp học thân thiện.

          Điểm khác biệt lớn nhất của mô hình VNEN là trước kia để đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi tiết học giáo viên cũng chỉ có thể kiểm tra bài đối với một vài học sinh trong lớp; nhưng với mô hình này, tất cả các em đều được các bạn khác trong nhóm kiểm tra và giúp đỡ nếu như còn khó khăn. Vì vậy mà chất lượng giáo dục học sinh thực hiện theo chương trình VNEN được nâng lên rõ rệt. Một điểm mới của chương trình VNEN là việc tổ chức lớp học theo nhóm không chỉ làm cho không gian của phòng học trở nên thân thiện, đẹp hơn đối với học sinh mà còn hỗ trợ đắc lực cho nhu cầu học tập và hoạt động của mỗi học sinh. Một học sinh khối Bốn chia sẻ: “Nhờ mô hình học VNEN em và các bạn tự tin, mạnh dạn nói ra ý kiến của mình và cùng nhau trao đổi để tìm ra câu trả lời đúng nhất cho bài học. Sách giáo khoa của mô hình học mới này có nhiều hình ảnh minh họa sinh động phục vụ cho việc học của em. Em thấy mô hình học thú vị và hữu ích”.
           Những kết quả đã đạt được khẳng định sự thành công của mô hình. Đây là mô hình trường học tiên tiến và là “ tiền đề” quan trọng trong công cuộc cải cách giáo dục giai đoạn hiện nay.

                                                                          Tác giả bài viết: Phan Thanh Tuấn