BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

`        Khi dạy môn Tiếng Việt tôi thấy phần đa học sinh yếu rơi vào phân môn Tập đọc, bắt đầu từ đó dẫn đến các em khó khăn về các phân môn khác như: Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Từ những hạn chế của học sinh trên tôi khắc phục như sau:

         – Trước hết tôi cần phải nắm chắc quy trình một tiết dạy Tập đọc, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, giúp học sinh chủ động sáng tạo tiếp thu kiến thứ mới.

IMG_2881

         – Cần quán xuyến đến tất cả mọi học sinh trong lớp nhưng phải chú ý nhiều nhất là những em đọc còn chậm.

IMG_2871

          * Sau khi đọc nối tiếp câu đến phần luyện đọc đúng từ, ví dụ như các từ: Lũy tre, sản xuất … Tôi gọi học sinh phát âm chuẩn đọc trước, Yêu cầu những em yếu lắng nghe, sau đó tìm hiểu xem từ đó có nghĩa như thế nào? ( học sinh có thể tự đọc ở phần chú giải trong sách giáo khoa). (Tương tự với các tiếng khác nếu học sinh cảm thấy không hiểu thì giáo viên có thể giảng thêm)

* Ngoài những biện pháp trên người giáo viên cần lưu ý:

         -Việc rèn đọc đòi hỏi người giáo viên không được nản, không được buông thả. Đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ và cặn kẽ.

        -GV cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin để tiết học sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

         -Cần tích cực tổ chức học sinh học nhóm đều hơn.

IMG_2881

        -Trò chơi học tập được thực hiện thông qua các bài học là rất cần thiết và có hiệu quả rất to lớn. Nếu trò chơi học tập được tổ chức phân phối một cách hợp lý vừa sức, đúng trọng tâm bài học thì không những nâng cao sự hứng thú trong học tập của học sinh mà còn phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo giúp các em tiếp thu bài mau, nhớ lâu, nắm chắc trí thức ngay tại lớp học và qua hoạt động này có thể kích thích sự tìm tòi ở các em yếu giúp các em tập trung và nắm bắt được kiến thức.

          – Giáo viên động viên học sinh xuống thư viện mượn truyện thiếu nhi, truyện cổ tích đọc vào giờ nghỉ giải lao. Giáo viên nên dành thời gian để các em thể hiện giọng đọc của mình, đọc câu chuyện trước lớp cho các bạn nghe, cho các bạn nhận xét, đánh giá về sự tiến bộ của các em sau mỗi tuần. Làm được điều này, ta sẽ tạo được niềm tin nơi các em rất nhiều, là động lực thúc đẩy các em say mê rèn đọc.

                                                                                Tác giả Đào Thị Bảo Ngân